Thiết kế có khó lắm không?

Quy trình thiết kế: Xác định Vấn đề > Thu thập Giải pháp >
Phân tích Tổng hợp > Phát triển Giải pháp > Trình bày và Phản hồi >
Xác nhận Kết quả!

Dăm bảy năm trước, câu hỏi này thường được hỏi là: "Thiết kế có khó không?". Gần chục năm sau, câu hỏi đã dễ trả lời hơn rất nhiều, nhưng có người vẫn phải hỏi! Có người vẫn phải trả lời!

Chuyện bình thường! Không biết thì phải hỏi. Nghe trả lời mà chưa hiểu thì hỏi tiếp! Thời nay mạng mẽo khắp nơi, "nếu mà không biết thì lên Gút-Gồ!". Thiết kế!

Search xong, sẽ có nhiều người ngẩn ngơ vì "Thiết kế" không còn giống thiết kế nữa.

Thiết kế là design trong tiếng Anh, conception trong tiếng Pháp, дизайн - tiếng Nga, consilio - tiếng Latin, デザイン - tiếng Nhật, diseño - tiếng Tây Ban Nha, 设计 - tiếng Hoa,...


Thiết kế là một bản vẽ hoặc một mô hình xây dựng một đối tượng/ hệ thống hoặc một chủ đề. Trong các lĩnh vực khác nhau, thiết kế có những ý nghĩa khác nhau: kiến trúc, xây dựng,công nghiệp,quy trình kinh doanh, mạch điện tử, thời trang,... cho đến thiết kế cuộc đời, thiết kế giấc mơ!

Thiết kế đòi hỏi tính thẩm mỹ và/hoặc công năng của cả đối tượng được thiết kế lẫn quá trình thiết kế. Bao gồm trong đó có nghiên cứu, ý tưởng, mô hình, tạo mẫu, điều chỉnh có tính tương tác, tái thiết kế. 

Rất nhiều những thứ khác nhau có thể trở thành đối tượng của thiết kế: quần áo, giao diện đồ họa người dùng (UI), các tòa nhà chọc trời, hệ thống nhận dạng thương hiệu (CIP), các quy trình kinh doanh, và thậm chí cả các phương pháp hoặc quá trình thiết kế khác.

"Thiết kế" có thể là danh từ chỉ những thứ được tạo ra (kết quả), hoặc là động từ chỉ quá trình tạo ra (phương pháp). Về triết học, thiết kế bao hàm sự vật, hiện tượng, hành động có liên quan đến từ SÁNG TẠO.

Thiết kế sẽ vô nghĩa nếu không có lý do cụ thể, hay mục đích rõ ràng. Nói chung là có MUỐN thì thiết kế mới ĐẸP. Kiến trúc sư không thể thiết kế một căn nhà tuyệt vời nếu không muốn có nhà đẹp! Bạn cũng không thể tặng một tấm thiệp vẽ tay khiến người nhận "xúc động đậy" nếu không biết người đó thích điều gì, hoặc bạn không thích vẽ!


Có hàng ngàn lý do để không thích thiết kế, nhưng chỉ có 1 lý do để bạn thiết kế được: bạn thích sáng tạo! Và bạn sẽ tìm cách: Lên Google tìm thông tin về thiết kế, tìm khóa học thiết kế, chọn một nơi học gần nhà (hoặc ngồi nhà học online luôn), làm và chia sẻ những tác phẩm thiết kế của mình lên mạng, đón nhận phản hồi (khen chê các thứ - nhưng cứ mackeno nhé!), sửa lại cho vừa ý, rồi đến lúc Thành Công!

Chúc bạn Thiết kế Ngon lành!

P/S một số ngành thiết kế hiện nay:
  • Cấu trúc hệ thống
  • Cấu trúc thông tin
  • Kiến trúc
  • Kiến trúc cảnh quan
  • Mô hình hệ thống
  • Mỹ thuật ứng dụng
  • Quản lý thiết kế
  • Thiết kế ánh sáng
  • Thiết kế âm thanh
  • Thiết kế cấu hình
  • Thiết kế chiến lược
  • Thiết kế công nghiệp
  • Thiết kế dịch vụ
  • Thiết kế đô thị
  • Thiết kế đồ họa
  • Thiết kế đồ họa động
  • Thiết kế game
  • Thiết kế hệ thống
  • Thiết kế hướng dẫn
  • Thiết kế kết cấu
  • Thiết kế kỹ thuật
  • Thiết kế mỹ thuật
  • Thiết kế nội thất
  • Thiết kế ô tô
  • Thiết kế phân tích không gian
  • Thiết kế phần mềm
  • Thiết kế quy trình
  • Thiết kế sản phẩm
  • Thiết kế sinh học
  • Thiết kế tổ chức
  • Thiết kế thông tin
  • Thiết kế thời trang
  • Thiết kế trải nghiệm
  • Thiết kế trải nghiệm người dùng
  • Thiết kế truyền thông
  • Thiết kế trực quan
  • Thiết kế tương tác
  • Thiết kế website

Thiết kế cơ bản: Bút và giấy!


Các phần mềm thiết kế nhà Adobe (Illustrator vẽ hình vector; Photoshop để xử lý ảnh; InDesign dàn trang sách báo;
Muse, XD, DreamWeave dựng trang web; Premier, After Effect dựng phim; Fuse, Dimention hình ảnh 3D;
Animate làm phim hoạt hình;...)



Bộ phần mềm thiết kế của Corel: Draw vẽ vector, PhotoPaint xử lý ảnh, CAD dựng hình 3D,...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

50 TUYỆT CHIÊU THIẾT KẾ LOGO CHUYÊN NGHIỆP

Thiết kế một tin đồ họa (infographics) trong 10 phút

Xu hướng Thiết kế Logo & Thương hiệu năm 2019