CÂU CHUYỆN BÍ MẬT VỀ KIỂU CHỮ ĐẦU TIÊN CỦA GUTENBERG

Ngày nay, những bản sao còn sót lại của bản gốc Kinh thánh 42 dòng cho chúng ta biết điều gì?

Là một nhà thiết kế kiểu chữ chuyên nghiệp (và cũng là một kẻ tò mò 😁), bí ẩn về cái đầu tiên luôn cuốn hút chúng ta. Cụ thể hơn, ai là tác giả của những khám phá mang tính cách mạng đã hình thành nên thế giới mà chúng ta biết ngày nay.

Johannes Gutenberg không phải là người bình thường!

Chúng ta có một niềm tin phổ biến rằng người thợ kim hoàn ở Mainz đã tạo ra cuốn sách in đầu tiên, khi việc sắp chữ được thiết lập, hình thành lịch sử phát triển của kiểu chữ đã giúp chúng ta thưởng thức mọi cuốn sách.

Các nghệ nhân Trung Quốc đã ép mực vào giấy từ đầu thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Trong khi loại chữ in có - thể - sắp - xếp - được (sắp chữ) đầu tiên lại được phát triển vào đầu thế kỷ trước ở vùng Viễn Đông, ảnh hưởng của Johannes Gutenberg đối với văn minh phương Tây vẫn chưa được biết đến.

Mặc dù Gutenberg không phải là người đầu tiên phát minh ra loại chữ in sắp xếp được, nhưng vai trò của ông rất quan trọng đối với sự khai sáng (truyền giáo) trên khắp Châu Âu. Máy in cơ giới hóa của Johannes là một cải tiến lớn so với các bản thảo viết tay và người ghi chép (tôn giáo) từ cuối thời trung cổ.

Những bản viết tay phải mất nhiều năm để hoàn thành trước đây, máy sắp chữ chỉ mất vài tuần để đổ mực. Việc sản xuất vật liệu in nhanh hơn đã trở thành bước đệm cho thiết kế và in ấn kiểu chữ hiện đại.

Mang đến sự cần thiết của việc sắp chữ đa năng, có thể đọc được, và điều đặc biệt là bộ sắp chữ đầu tiên trên thế giới đã được sử dụng trong máy in phổ biến nhất thế giới của Gutenberg chính là Kinh thánh 42 dòng, hay Kinh thánh Mazarin, hay Biblia Latina, hay còn được gọi là Kinh thánh Gutenberg.

Bản phục dựng máy in Gutenberg (đặt tại Khoa Kiểu chữ và Truyền thông Đồ họa của Đại học Reading, Vương quốc Anh). Ảnh của Ben Mitchell.

Sự bất thường của kiểu chữ Kinh thánh 42 dòng

Nhiều lý thuyết, suy đoán và nỗ lực đối chiếu đã xuất hiện quanh 49 bản sao còn sót lại của Kinh thánh Gutenberg. Nhiều thế kỷ sau, các trang giấy vẫn ẩn giấu câu trả lời cho nhiều bí mật của quy trình in và công nghệ đã được sử dụng.

Phần lớn cuộc đời của Gutenberg bị che đậy. Những tài liệu và thư từ rời rạc mới cho chúng ta biết về phần đầu cuộc đời của ông: Người ta tin rằng ông rất khéo léo trong nghệ thuật giả kim, ông đến từ một vùng nổi tiếng về sản xuất rượu vang, nhưng ý tưởng về một chiếc máy có thể in lại vẫn là một bí ẩn.

Kinh thánh 42 dòng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1455. Đã có khoảng 180 bản được in ra. Bản in trứ danh đầu tiên khẳng định khả năng tránh được các lỗi viết tháu truyền thống. Khi tìm hiểu kỹ hơn, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra có nhiều điều thú vị hơn là trang in hai cột nguyên khối gồm 42 dòng văn bản trên mỗi trang.

Mô hình 3 chiều phục dựng  của máy in Gutenberg

Kinh thánh Gutenberg trông như thế nào?

Sách từ thế kỷ 15 không có trang tiêu đề, không có số trang, và hiếm khi ghi công cho máy in. Tên của Johannes Gutenberg không xuất hiện trong bất kỳ bản sao nào còn sót lại. Tuy nhiên, một nguồn lịch sử đáng tin cậy từ năm 1499 (Cologne “Cronica”) kể về Kinh thánh Gutenberg, nhưng lại không đề cập đến địa điểm hay ngày tháng chính xác.

Sự thật là, bản in Kinh thánh Gutenberg rất to lớn - theo nghĩa đen. Không in trên giấy da (giấy da bê truỳen thống), Kinh thánh Gutenberg được in trên khổ giấy được gọi là "Royal" - mỗi tờ có kích thước khoảng 430 x 620 mm, sau đó sẽ được gấp đôi lại (ngày nay chúng ta gọi là "tay giấy"). Nếu không phải là giấy, việc in ấn sẽ không bao giờ phát triển - về mặt thương mại.

Loại mực mà Gutenberg sử dụng cũng là một trong những công cụ thủ công được phát triển của chính ông. Mực có gốc dầu, đặc và giống như sơn bóng hoặc sơn dầu. Mỗi chữ cái được ép lên giấy để lại một ít mực loang ra, đạt được kiểu chữ thư pháp tự nhiên nổi bật.

Những gì chúng ta biết được ngày nay về một bản in Kinh thánh Gutenberg là:

  • In trên giấy chất lượng cao
  • Mực in làm đặc biệt chế tạo thủ công
  • Mang đến các công cụ sáng tạo

Nhưng tại sao những cuốn sách in đầu tiên ở Châu Âu lại không phải là những cuốn sách có hình thức sang trọng?

Gutenberg Bible.

Kiểu chữ đầu tiên của Gutenberg: cơ khí hòa cùng vẻ đẹp

Quy trình đánh máy của Gutenberg tập trung vào tự động hóa, tính nhất quán và tái sử dụng. Kiểm soát việc sản xuất hàng loạt ở châu Âu là tầm nhìn của nhà phát minh, một nhà sắp chữ chiến lược với sự nhạy bén trong kinh doanh.

Khuôn mẫu đó đã trở thành sự tiến hóa thực sự của Gutenberg, khiến nhiều phiên bản các chữ cái đơn lẻ có cùng độ cao trở thành thực tế. Khi việc xuất bản sách đã rẻ hơn, nhà in nổi tiếng đã mở ra cánh cửa khai sáng cho mọi tầng lớp.

Dù phát minh của mình có ý nghĩa kết thúc thời đại các bản viết tay, Gutenberg dường như không muốn đoạn tuyệt với truyền thống này. Đối với ông, tất cả chỉ nhằm tăng tốc quá trình in ấn, và tương lai của chữ in nằm ở việc tái tạo các bản thảo với số lượng lớn. 

Việc lựa chọn mẫu chữ, khổ sách và lề chứng minh rằng bố cục tuân theo hai hướng:

1. Tiêu chuẩn hóa các bản thảo truyền thống 

2. Tinh chỉnh bố cục với sự trợ giúp của các quy tắc nghiêm ngặt

Tính thẩm mỹ của kiểu chữ không phải là mục đích của các cuốn sách in Gutenberg, ông thực sự đang tìm cách tạo ra “bản thảo lý tưởng”. Những nỗ lực này đã được hỗ trợ thêm bởi những bức tranh minh họa ánh sáng phức tạp được vẽ tay - được chế tác thêm sau khi một cuốn sách được in theo yêu cầu của chính người mua.

Và mặc dù mục tiêu của kiểu chữ lúc đầu không phải là về phong cách chữ hay chi tiết thiết kế, nhưng việc theo đuổi sự hoàn hảo của bản thảo đã mở đường cho các tính năng sau này - bao gồm số trang và sử dụng trang tiêu đề.

Kiểu chữ mà Gutenberg đã tạo ra tên là gì?

Kinh thánh Gutenberg không nêu rõ tên của nhà in, kiểu chữ được tạo ra cho bản sấch này, giống như tất cả các yếu tố khác trong sách, chủ yếu tập trung vào truyền thống viết tay và tối ưu hóa không gian.

Johannes dựa trên các bản chữ viết nghi thức của thời đại - Textura Quadrata, một dạng Blackletter. Đặc trưng là giãn cách chặt chẽ và không gian cô đọng, giúp giảm bớt các chất liệu được sử dụng trong việc tạo ra một cuốn sách in.

Các tên khác của phông chữ Blackletter là phông Gothic, tiếng Anh cổ điển, đôi khi cũng được gọi là Fraktur. Fraktur là một phông chữ đáng chú ý, nhưng lại không đại diện cho toàn bộ nhóm kiểu chữ Blackletter. Theo thời gian, nhiều loại phông chữ Blackletter khác đã xuất hiện, có 4 họ phông chữ chính có thể xác định được là: Textura, Rotunda, Schwabacher và Fraktur.

Kiểu chữ chính xác được dùng cho Kinh thánh Gutenberg còn gọi là Donatus-Kalender (D-K) - loại phông chữ hiếm khi được sử dụng kể từ thời Gutenberg. Có thể nhận biết được kiểu chữ gốc mà máy in Johannes sử dụng bởi các nét mỏng / dày rất ấn tượng, các nét uốn cong phức tạp, liên tục và tạo nên ấn tượng như họa tiết trên trang sách.

Với bản chất thực tế của Gutenberg, không có gì ngạc nhiên khi ông không khẳng định kiểu chữ là của riêng mình bằng việc đặt cho nó một cái tên. Ngày nay, các phông chữ kỹ thuật số đã mang trở lại phong cách trung thực của kiểu chữ kinh điển đó: Gutenberg B, Gutenberg C, Bibel, họ phông chữ 1456 Gutenberg B42, 1454 Gutenberg Bibel, Gutenberg Textura,...

Kiểu chữ gốc được Gutenberg sử dụng

Tính công cụ của Gutenberg thể hiện qua sự cống hiến của ông trong việc tái tạo cảm giác viết tay đặc biệt mà tất cả các bản thảo gợi lên trong người đọc hồi đó.
Bản in đã đi xa hơn khi kết hợp một số biến thể cho mỗi chữ cái để bắt chước những bất thường của chữ viết tay, cũng như các chữ ghép và các chữ cái kết hợp. Nhiều chữ ghép được sử dụng bởi Gutenberg là không phổ biến ngay cả trong Unicode ngày nay.

Người ta tin rằng Gutenberg đã đúc gần 300 mẫu chữ khác nhau cho cuốn Kinh thánh hai tập, dày 1.282 trang, từ năm 1454 trước CN - 55 sau CN.

Cơ chế của kiểu chữ Gutenberg

Phương pháp dàn chữ chính xác của Gutenberg cho đến ngày nay vẫn là một chủ đề được tranh luận. Nghiên cứu cho thấy rằng nó tương tự với quy trình đầu tiên của việc đục lỗ truyền thống sau đó hai thập kỷ (một phương pháp in ấn thống trị cho đến năm 1900).

Các giả thuyết khác (khá khó kết luận) bao gồm:

  • Sự bất thường trong kiểu chữ Gutenberg: năm 2001, nhà vật lý Blaise Agüera y Arcas và người thủ thư đại học Princeton là Paul Needham, cho rằng phương pháp này có liên quan hình thể chữ cái đơn giản, kiểu “hình nêm”, trong một bảng ma trận làm từ vật liệu mềm, có lẽ cát. 

  • Người thợ sắp chữ Fournier Le Jeune ở thế kỷ 19 cho rằng Gutenberg có thể không sử dụng loại khuôn đúc có thể tái sử dụng, mà có thể dùng gỗ chạm khắc độc lập. 

  • Năm 2004, giáo sư người Ý Bruno Fabbiani khẳng định cuốn Kinh thánh 42 dòng cho thấy Gutenberg không sử dụng loại khuôn chữ có thể sắp xếp được, mà toàn bộ các chữ cái được gắn chắt vào một bề mặt cố định.

Bản phục dựng máy in Gutenberg (đặt tại Khoa Kiểu chữ và Truyền thông Đồ họa của Đại học Reading, Vương quốc Anh). Ảnh của Ben Mitchell.

Các quy tắc sắp chữ của Kinh thánh Gutenberg

Kinh thánh Gutenberg không được sắp chữ theo một trình tự - từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng. Cách sắp chữ của các bản sao còn sót lại chỉ ra các hình thái nhất quán - rất có thể được phát triển để hợp tác tốt hơn giữa những người sắp chữ đang cùng nhau làm việc trên các phần khác nhau của bản in.

Kiểu chữ Kinh thánh 42 dòng Gutenberg có khoảng 270 loại, khoảng 55 chữ cơ bản, 60 chữ ghép, 120 chữ viết tắt, 6 dấu câu, và các loại không gian gián tiếp khác - để các trang in có thể trông thuận mắt với những người duyệt bản thảo.

Một số quy tắc sắp chữ bao gồm:

  • Dấu chấm câu (.) theo sau là chữ in hoa

  • Dấu hai chấm (:) và dấu chấm giữa (·) theo sau là một chữ cái thường; còn dấu hỏi (?) theo sau là một chữ cái in hoa

  • Một âm tiết dài cuối dòng thường được tách thành hai hàng, nhưng tuyệt đối không bao giờ chuyển sang cột tiếp theo hoặc trang tiếp theo
  • Chữ in hoa thường được làm nổi bật bằng màu đỏ vẽ tay
  • Các tiêu đề không được in từ đầu. Chúng được chèn vào đầu mỗi tay sách theo phương pháp thủ công
  • Quy tắc thiết lập của Kinh thánh 42 dòng cũng tuân theo quy tắc của các bản thảo được viết bằng kiểu chữ Textura
  • Mặc dù một số bản viết tay có quy tắc sử dụng chữ cái dài hơn hoặc ngắn hơn trong các chữ ghép đôi như “ff” và “ss”, kiểu chữ Gutenberg B42 không tuân theo quy tắc đó

Các biến thể của kinh thánh Gutenberg

Những điểm bất thường trong các bản sao của cuốn Kinh thánh Gutenberg đã được kiểm chứng với công nghệ kỹ thuật số. Các kết quả xác nhận giả thuyết: các biến thể stop-press được tạo ra ở giai đoạn đầu trong quá trình in mỗi trang và chỉ một lần.

Nhiều bằng chứng cho thấy việc chỉnh sửa bản in được thực hiện bởi mỗi nhóm sắp chữ - không phải chỉ một người phụ trách tất cả các tờ in.

Các biến thể này có thể được phân thành 9 loại:

  • Những thay đổi về khoảng cách
  • Sự nghịch đảo của một loại chữ
  • Các hình dạng khác nhau của cùng một chữ cái
  • Sửa dấu câu
  • Thay đổi chữ hoa / thường
  • Chèn các khoảng cách dòng
  • Lỗi chính tả
  • Chia từ xuống hàng
  • Chèn các từ ngữ khác

Hơn cả một cuốn sách…

Gutenberg là tổ tiên của việc sắp chữ, dàn trang và in sách. Đó còn là một loạt các sự kiện trong suốt chiều dài lịch sử loài người riêng với các kiểu chữ trong in ấn.

Nếu không có tầm nhìn của Gutenberg về in ấn hàng loạt và cuộc Cách mạng In ấn sau đó, thì liệu Châu Âu có đang bị chậm trễ trong quá trình Khai sáng không?

Nguồn: Fontfabric

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

50 TUYỆT CHIÊU THIẾT KẾ LOGO CHUYÊN NGHIỆP

Thiết kế một tin đồ họa (infographics) trong 10 phút

Xu hướng Thiết kế Logo & Thương hiệu năm 2019